CHECK VÉ NGAY

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Sông Lam từ thượng nguôn về với thành phố Vinh

Sông Lam gắn liền với tuổi thơ tôi, mỗi chiều cũng bạn bè nô đùa, nhổ lau chơi trò khởi nghĩa anh hùng. Sông Lam gắn liền với những người dân bên bãi bồi trồng ngô, đậu, lạc. Và Sông Lam chính là nguồn nước tưới mát những ruộng đồng phù sa, nuôi lớn những tâm hồn trẻ thơ chăn trâu cắt cỏ.
Dòng sông lam chảy qua địa bàn thành phố Vinh





Dòng sông ấy, ngỡ hiền hòa nhưng cũng có lục cuộn trào, đục ngầu nổi dận. Dận thương như thế như chính người mẹ ôm ấp những đưa con thơ. Tôi sẽ kể cho bạn nhe dòng sông Lam quê tôi xứ Nghệ.
Ai cũng có một dòng sông, dòng sông tuổi thơ - dòng sông Lam này bắt đầu từ Ngã ba Cửa Rào (Tương Dương) – nơi hợp lưu của 2 dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ, điểm cuối là Cửa Hội Thống, biển Đông. Sông uốn theo thế núi, núi chạy theo sông, hình thành nên những cảnh sắc đẹp nơi con sông chảy qua.
Người dân xứ Nghệ vẫn nói "Sông Lam biết khi mô cho cạn!" đầy mộc mạc chân tình là để nói đến sự trường tồn của một dòng sông huyền thoại.
Từ bản Lau, thuộc huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An), tôi bước xuống con thuyền độc mộc khởi hành chuyến đi ngược dòng sông Lam về nơi đầu nguồn. Con thuyền nhỏ tuy có gắn động cơ nhưng vẫn tròng trành ngược dòng khó nhọc, lướt qua dòng nước mùa lũ đục ngầu đỏ nặng phù sa, qua bao nhiêu bản làng của người Thái, người Khơ Mú, người Ơ Đu.
Khởi nguồn sông Lam thuộc địa bàn xã Xá Lượng, huyện Tương Dương - nơi hai con sông Nậm Nơn, Nậm Mộ hoà cùng dòng chảy. Nơi ngã ba sông huyền thoại ấy, dòng Nậm Mộ đỏ nặng phù sa, còn dòng Nậm Nơn lại trong xanh hiền hoà. Hai dòng nước đều từ bên kia biên giới đổ về mà khác nhau đến lạ. Người dẫn đường - cụ Hồ Văn Sử, người bản Lau - cho biết: "Nậm Nơn nước trong xanh bởi nó chảy ra từ hồ thuỷ điện Bản Vẽ, chứ mùa lũ này làm gì có chuyện nước trong xanh". Với giọng đều đều, chậm rãi, cụ Sử kể cho chúng tôi nghe sự tích về dòng sông Nậm Nơn, Nậm Mộ...

Ngày xửa ngày xưa, không biết bao nhiêu mùa nắng hạn đi qua, cũng chẳng thể nào đếm được bao nhiêu con lũ hoành hành cuốn phăng cả bản làng. Thuở ấy hai con sông chỉ là hai dòng suối nhỏ chạy loanh quanh qua những triền đồi, chân núi hoang vu rậm rạp. Nhưng một ngày kia, hai con suối nhỏ với những viên sỏi trắng như ngà lấp lánh bỗng nhiên biến thành hai con sông lớn chảy xiết có nhiều ghềnh, nhiều thác để rồi hoà mình tạo thành dòng Lam huyền thoại.

Có lời truyền từ ngàn xưa rằng ngã ba sông chính là vùng đất thiêng mới được các sơn thần và thuỷ thần phối hợp chọn làm điểm gặp nhau, kết thúc của hai dòng sông và khởi đầu của một dòng sông khác. Từ những núi đá trập trùng nối nhau xa vút tầm mắt, hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ xuôi dòng chảy qua đại ngàn đổ về huyện Tương Dương. Rồi tại nơi này, chỉ có một dòng sông chảy xuôi về các huyện Con Cuông, Đô Lương, Yên Thành, Hưng Nguyên rồi mới đổ ra biển.

Được ngắm nơi khởi nguồn sông Lam với hai màu nước trong, đục cùng hoà quyện như hai búi tóc khác màu chảy chung tôi hình dung thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên. Thường sau đêm mưa rừng, nước sông lại dâng cao cuồn cuộn chảy. Nước sông đã làm lở nhiều mảng đất lớn hai bên sông và đe doạ có thể nhấn chìm con thuyền của chúng tôi bất kỳ lúc nào.

Nơi đầu nguồn sông Lam khung cảnh sơn thuỷ thật hùng vĩ. Hai nhánh sông đổ từ nước bạn về tạo thành chữ V. Hỏi những người chài lưới ven sông về ngọn nguồn hai dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ, thì đây là đầu nguồn sông Lam rồi, nhưng muốn lên thượng nguồn hai con sông kia phải qua biên giới, vào sâu trong nội địa nước bạn Lào". Ngay cả những người lớn tuổi sống ở vùng này cũng chưa bao giờ lên tới đầu nguồn hai dòng sông này. Chỉ nghe người ta nói được bắt nguồn từ bên kia biên giới. Mà quả thật, nhìn trên bản đồ, hai con sông Nậm Nơn và Nậm Mộ ngoằn nghèo hơn 500km rồi mới hợp nguồn thành sông Lam.
Nghĩ cũng lạ. Bước vào cuộc hành trình, chúng tôi muốn bắt đầu từ thượng nguồn trở về xuôi nên quyết định lên huyện Tương Dương vùng đất địa đầu sông Lam bằng xe đò. Băng qua những dãy núi đá trập trùng quanh co càng tiến về phía Tây của xứ Nghệ, chúng tôi lại có cảm giác được đi sâu vào những cánh rừng nguyên sinh, không khí trở nên mát mẻ dễ chịu. Đặc biệt đoạn xuyên qua rừng quốc gia Pù Mát, nhiệt độ phải thấp hơn nhiệt độ vùng đồng bằng khoảng 5 - 6 độ C. Vậy mà thật lạ lùng, khi lên đến Cửa Rào, một vùng rừng núi trập trùng với bạt ngàn cây xanh cùng với dòng Lam cuồn cuộn chảy thì nhiệt độ trở nên cao bất thường, nắng nóng gay gắt. Nơi đây, thời điểm giữa mùa nóng, nhiệt độ có thể lên tới 44 độ C. Cụ Sử cho biết, vào những lúc nắng nóng như vậy dân làng lại bỏ nhà bỏ cửa xuống khe tránh nắng. Chuyện trâu bò hay gia cầm không kịp đi "làm nguội" chết nóng là chuyện thường gặp.

Nhưng vùng đất này không chỉ phải chịu cái nóng khủng khiếp từ thiên nhiên mà còn là vùng rốn lũ.
Cụ Sử kể: "Nói chi cho xa xôi, đợt lũ trong tháng 6 vừa rồi đã cuốn đi gần như tất cả. Nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt và cả mạng sống con người bị nhấn chìm xuống dòng sông này. Trước đây, để qua sông, người dân Xá Lượng có chiếc cầu treo nhưng nó đã bị cuốn trôi theo cơn lũ". Không chỉ nơi đầu nguồn sông Lam mới chịu hậu quả nặng nề từ cơn lũ hồi tháng 6 vừa qua. Từ nhiều nơi thuộc huyện Tương Dương, qua Con Cuông, đến Anh Sơn và về Đô Lương của tỉnh Nghệ An cũng bị dòng sông Lam hung dữ nhấn chìm.

Hai bên bờ sông, cuộc sống vẫn tiếp tục. Dẫu cho nắng nóng, dẫu cho bão lũ, con người nơi đây vẫn bám trụ để sinh sống. Đời này qua đời khác. Trên chuyến hành trình bằng thuyền độc mộc hôm nay, trong đầu tôi chỉ có một bản hùng ca vĩ đại mang tên cuộc sống. Thiên nhiên có hung dữ đến bao nhiêu thì con người vẫn không nao núng.
Sông Lam chở nặng phù sa


Đêm đã buông xuống trên triền sông. Những nếp nhà sàn ủ trong màn đêm của chốn rừng núi tĩnh mịch. Khuya xuống, dẫu cho mới chớm thu thời tiết vùng cao đã se lạnh. Trong bóng đêm đen kịt lại thoáng lên anh lửa bập bùng từ những góc nhà sàn. Không một gợn gió, không gian yên ắng, chỉ nghe tiếng nước sông rầm rì phía ngoài kia. Phải tiếng nước sông mùa lũ hay tiếng của những vị thần vùng đất thiêng nơi thượng nguồn nhắc nhở đừng bao giờ quên cội nguồn như chính vòng quay của của nước, dù đổ ra biển lớn rồi vẫn mong có ngày trở lại với suối nguồn, để tiếp tục cuộc hành trình bồi đắp nên những dư vị phù sa cho cuộc sống.
Sông Lam chảy qua thành phố Vinh, như điều hòa không khí làm mát thành phố. Cây cầu Bến Thủy bắc qua nối liền 2 miền Nghệ-Tĩnh. Dòng sông ấy, có bãi bồi, nhìn từ thành phố, những bãi ngô xanh mát, từ xa xa. Những con thuyền đánh cá lênh đênh trên dòng sông chở nặng phù sa. Những luồng giá mát thổi mơn man là điểm đi dạo của người dân trong thành phố.Hai bên đường, những hàng bằng lăng tím ngắt như những đốm lửa vui mắt vô cùng. Đây được xem là thiên đường mùa hè, tránh đi cái nắng oi ả giữa chảo lửa miền Trung.
Nếu một lần du lịch thành phố Vinh, đừng quên mua vé máy bay đi Vinh để thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong lành này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét