CHECK VÉ NGAY

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Măng đăng Quế Phong- nghĩa tình của người dân với núi rừng

Câu chuyện về cây măng đắng xứ Nghệ được nhiều người biết đến bởi vị đắng đầu lưỡi, ngọt trong lòng. Bất kể ai đến với các huyện miền tây xứ Nghệ, đặc biệt du lịch Quế Phong, đều muốn một lần thưởng thức món ăn măng đắng dù chỉ 1 lần.
Măng đắng Quế Phong ăn có vị đắng nhẹ đầu lưỡi nhưng càng ăn càng ngọt





Các bậc cao niên trong vùng cho biết, từ xa xưa, măng đắng là thứ vứt đi, nhưng sau một trận lụt lịch sử, người dân không có gì ăn và măng đắng trở thành lương thực cứu đói. Với người dân Việt Nam và Lào ở hai bên cột mốc số 0, măng đắng vì thế không chỉ là đặc sản mà còn là ân nhân giúp họ còn có thể sống tới bây giờ.

Theo chia sẻ của người dân, mùa măng đắng được bắt đầu từ tháng Giêng kéo dài cho đến hết tháng ba hàng năm. Vào thời gian này, trời dần ấm lên và những cơn mưa xuân là điều kiện lý tưởng để măng đắng phát triển. Trên địa bàn huyện Quế Phong, cây măng đắng có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Tri Lễ và xã Thông Thụ (cột mốc số 0). Vùng đất này là tập hợp của những khóm tre già, xơ xác, nhưng lại cho ra những mầm măng hết sức đặc biệt mà người ta gọi là măng đắng.
Những người lớn tuổi nhất trong vùng cũng không biết cây măng đắng có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, khi sinh ra và lớn lên, họ đã thấy nó trong những bữa ăn và được dặn rằng, phải tự hào và mang ơn loại thực phẩm này. Gặp những bậc cao niên trong bản, nghe họ kể lại về câu chuyện măng đắng mới thấu hiểu được, có thời gian chính cây măng này lại là nguồn sống của người dân nơi đây.
Các cụ kể lại rằng: "Thời gian đó, cuộc sống của người dân đang khó khăn, chuyện thiếu ăn thường xuyên diễn ra và cây rừng là nguồn lương thực chính. Thế nhưng, cây rừng rồi cũng có hạn, hái nhiều rồi nó cũng hết. Nhất là vào mùa đông, hầu hết các loại rau rừng đều chậm sinh sôi. Tháng ba năm ấy, khi cái đói của mùa giáp hạt đến cũng là lúc mưa lớn, gây ngập ở nhiều nơi. Không ai tìm ra được gì để ăn thì cùng vào thời điểm này, một loại cây rừng họ tre lại cho những mầm măng bụ bẫm nhìn rất thích mắt. Biết rằng nó có vị đắng, trước giờ không ai ăn nhưng vì cái đói, dân làng lấy măng đó về ăn. Năm ấy, măng đắng đã giúp người dân thoát khói nạn đón một cách kỳ lạ".
Mầm măng đắng nhú lên chờ thu hoạch


Lâu dần, cây măng đắng trở nên thân thuộc với đồng bào nơi đây, vị đắng chát đã dần trở nên mặn mòi với từng bữa ăn của người dân.
Người dân nơi đây cho biết: "Có bốn loại măng, gồm măng đắng, măng giang, măng nứa và măng hốp có thể làm thức ăn của con người. Tuy nhiên, đứng đầu trong bốn loại đó là măng đắng, vì nó sinh sôi sớm nhất trong năm. Điều đặc biệt là, loại măng này chỉ khi mọc lên khỏi mặt đất mới chuyển sang vị đắng, chứ nếu mầm cây vẫn còn nằm trong lòng đất thì nó lại rất ngọt, có thể ăn sống được".

Từ ăn để no cái bụng, để tránh cái đói trước mắt, lâu dần người dân thấy lẫn trong vị đắng của măng là vị ngọt rất khó quên. Theo người dân trong bản thì măng đắng có ở nhiều nơi nhưng ở km số 0 (cửa khẩu Thông Thụ) là loại măng đắng ăn ngon nhất. Thế nên, mỗi mùa măng đến, người dân lại rục rịch chuẩn bị đồ nghề đi hái măng. Cả làng, cả bản, ai ai cũng có thể hái loại măng này, vì chỉ cần một con dao, chiếc gùi là có thể bắt đầu hành trình hái măng. Loại măng này cũng rất dễ chế biến, có thể luộc, xào hay nấu canh...
Ngày nay, dù không còn phải ăn chống đói nữa nhưng bây giờ măng đắng lại cho bà con nơi đây nguồn thu nhập chính. Nhà nhà thi nhau đi hái măng và mỗi lần đi rừng như vậy, một người cũng kiếm được khoảng 50-60 kg. Với mỗi kg măng đắng đầu mùa sẽ được thương lái thu mua với giá dao động 10.000 - 15.000 đồng.

Trên dọc tuyến đường quốc lộ 48 có rất nhiều nơi bày bán măng, nhất là trong các khu chợ. Người mua, kẻ bán tấp nập cả một góc chợ, nhiều người tranh thủ chọn những mầm măng thật ngon để chế biến bữa cơm cho gia đình. Đến nay, măng đắng đã dần theo con người về thị trấn, về thành phố hay có mặt trong những nhà hàng và được chế biến thành những món ăn rất hấp dẫn. Vì lẽ đó, người dân Quế Phong rất đỗi tự hào vì đặc sản của quê hương.

Món năng đắng luộc chấm chẻo ăn rất ngon


Theo kinh nghiệm của ngươi dân, muốn chọn măng ngon, phải chọn mầm măng có bẹ ngoài còn trắng và to một chút. Tuyệt đối không chọn loại có bẹ màu xanh, mậm nhỏ và cao, vì loại này đã mọc thoát khỏi mặt đất khá lâu nên rất đắng.

Có một điều đặc biệt, cây măng đắng như mối dây liên hệ giữa tình người biên giới giữa hai nước Việt - Lào. Tại khu vực xung quanh cột mốc số 0 biên giới không chỉ người dân Việt Nam mà người dân Lào cũng xem măng đắng là đặc sản và trở thành món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn. Những người con Quế Phong, dù nơi đâu, khi xa quê đều mua vé máy bay đi Vinh, về thưởng thức món ăn từ hương vị núi rừng này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét