CHECK VÉ NGAY

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Du lịch lâm viên núi Quyết, lặng lẽ ngắm nhìn dòng sông Lam

Thành Vinh chứa đựng nhiều dấu ấn lịch sử, nơi đây vùng đất phượng hoàng Trung Đô, được vua Quang Trung chọn làm Kinh đô của nhà nước. Nhưng kế hoạch còn dang dở thì người anh hùng áo vải đã không còn. Theo sử sách kể lại, núi Quyết được chọn là nơi yên nghỉ và thờ cúng vị vua anh minh này. Để tìm hiểu thêm về điểm du lịch đặc biệt nằm bên dòng sông Lam bày, hãy một lần thử lạc vào khung cảnh ngỡ như Đà Lạt thành Vinh.
Bản đồ khu du lịch Lâm viên núi Quyết xem tại đây:
Đền thờ vua Quang Trung trên lâm viên núi Quyết




Khu du lịch núi Quyết : Khu du lịch núi Quyết nằm ở chân núi Quyết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thuỷ, nhìn về phía tây, có một dãy núi nhỏ, đó là rú Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên núi Quyết, một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An.
 Lâm viên núi Quyết được xây dựng trên cơ sở bảo tồn một di sản văn hoá-lịch sử đã có từ trên 200 năm nay. Đó là Phượng Hoàng - Trung Đô của vua Quang Trung, giờ đây là điểm đến quan trong trong hành trình du lịch Nghệ An, nhiều du khách mua vé máy bay đi Vinh đều mong muốn được một lần đến với cõi linh thiêng này.
Để lên lâm viên núi Quyết, du khách có 2 lựa chọn. Thông thường những người ở xa, du lịch thành phố Vinh đếu sử dụng phương tiện ô tô hoặc xe máy. Con đường quanh co một bên thông reo, một bên nhìn ra dòng sông trôi lặng lẽ. Con đường đấy như sự thoát tục, trở về với chốn bồng lai. Bất cứ ai đến đây, đều cảm nhận được sự nhẹ nhõn trong tâm hồn, sự linh thiêng của chốn thờ tự.
Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long Thủ (đầu rồng), Phượng Dực (cánh Phượng), Kỳ Lân (con mèo) và Quy Bôi (cồn Rùa). Người xưa gọi địa thế nơi đây là đất tứ linh, bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng.
Ngày 3 tháng 9 năm Mậu Thân (1/ 10/ 1788), Nguyễn Huệ Quang Trung đã xuống chiếu giao cho Trần Thủ Thận và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở vùng đất giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân.
Nhìn dòng sông Lam từ núi Quyết

Năm 1998, là năm kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh, thành phố đã hoàn thành hệ thống đường bao quanh núi dài 5km, kỳ đài trên đỉnh núi và nhà bia dẫn tích. Núi Quyết vốn có thế "long ly quy phượng" nhưng thật sự có vị trí nổi bật khi Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô: "nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường (núi Quyết - Bến Thuỷ) hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng... thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy..." (trích trong chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức 11, tức 1/10/1788).

Nguyễn Huệ đã cho xây thành, dựng lầu điện tại đây. Phượng Hoàng Trung Đô được xây ở khoảng giữa núi Quyết và núi Kỳ Lân (rú Mèo), nay còn dấu tích của thành hình tam giác. Đó là thành nội, chu vi 1.680m giữa có lầu rồng ba tầng. Thành ngoại cấu tạo hình thang, chu vi 2.820m. Từ trên thành có thể nhìn thấy sông Lam, sông Vĩnh Doanh và kênh nhà Lê uốn lượn giữa cánh đồng Hưng Nguyên, Nam Đàn trải rộng. Hướng về phía đông có thể dõi về hòn Ngư, hòn Mát, cận kề với tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân bát cảnh). Từ chân núi Quyết, du khách có thể đi thuyền xuôi sông Lam đến bãi chim Hưng Hoà, len lỏi trong rừng nguyên sinh hoặc ngược dòng sông La, con sông của niềm thương nỗi nhớ để đến với Hương Sơn, Đức Thọ...
Núi Quyết với những công trình kiến trúc đẹp, hài hòa giữa thiên nhiên


Người dân xứ Nghệ vẫn tự hào vì vùng đất này từng là phên dậu của Tổ quốc, và cũng không phải ngẫu nhiên mà đây là nơi gắn với dấu tích của nhiều vị vua trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc: Vua An Dương Vương trong truyền thuyết rùa vàng còn để lại dấu tích trên núi Mộ Dạ và vùng biển Cửa Hiền; vua Mai Hắc Đế với thành Vạn An và khởi nghĩa Hoan Châu; vua Trùng Quang Đế với cuộc chiến đấu kiên cường và cái chết oanh liệt trên dòng Lam giang và đặc biệt là hoàng đế Quang Trung.
Câu chuyện về việc Hoàng đế Quang Trung khi đưa quân ra kinh thành Thăng Long đã dừng chân lại xứ Nghệ và chọn vùng đất địa linh này để xây dựng kinh đô mới đã được lịch sử dân tộc ghi chép lại. Tiếc rằng công cuộc này còn dang dở thì Ngài đã qua đời. Tuy nhiên, đất Phượng hoàng Trung đô, núi Đại Huệ, Dũng Quyết - nơi ghi dấu công lao của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ vẫn còn lưu lại dấu tích đến ngày nay.
Con đường lên núi Quyết 

Với tâm nguyện có một nơi thâm nghiêm để tưởng nhớ đến vị anh hùng của quê hương, đồng thời lưu giữ những dấu vết của lịch sử oanh liệt, ôn lại chiến công của đoàn quân Nguyễn Huệ năm xưa vượt núi băng rừng thần tốc tiến vào Thăng Long, đánh thắng quân Thanh xâm lược, Đảng bộ, nhân dân Nghệ An đã xây dựng đền thờ Ngài trên đỉnh núi Dũng Quyết - nơi xưa hoàng đế Quang Trung đã chọn xây Phượng Hoàng Trung đô.

Đền thờ vua Quang Trung nằm trên đỉnh núi Dũng Quyết, ở độ cao 97m so với mực nước biển. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 15/8/2005, đến ngày 7/5/2008 làm lễ khánh thành và mở hội phục vụ khách tham quan, là công trình kỉ niệm 220 năm Phượng hoàng Trung đô. Nơi đây vừa là một địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh vừa là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Từ trên đền, du khách có thể nhìn ngắm dòng sông Lam hiền hòa uốn lượn, ngắm thành phố Vinh mờ ảo trong sương sớm, rực rõ dưới ánh chiều tà. Xa hơn, hướng mắt về phía Nam là 99 đỉnh non Hồng, phía Đông là nơi dòng Lam xanh ngắt hòa mình vào biển cả. Từ khi xây dựng đến nay, đền Quang Trung đã trở thành một điểm du lịch - tâm linh thu hút khá đông du khách gần xa.
Khi du lịch núi Quyết, đừng quên thưởng ngoạn, khung cảnh toàn khu du lịch


Bước chân vào khu vực đền, du khách sẽ bị ấn tượng bởi Nghi môn tứ trụ được thiết kế theo kiến trúc hai tầng tám mái. Tiếp đó là bức bình phong tứ trụ dựng ngay trên trục chính đạo. Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.

Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột.

Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh, góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm.
Lễ hội đền Quang Trung tại khu du lịch lâm viên núi Quyết


Và chính tại nơi cửa đền uy nghiêm này cũng có những điều khiến du khách phải ngạc nhiên. Đền không chỉ mang dáng vẻ uy nghi của nơi thâm cung mà còn mang dáng dấp rất hiện đại với đá lát, cây cảnh. Dọc hai bên lối chính dẫn vào đền là hàng chục chậu bonsai lớn được các cơ quan, công ty, tập đoàn kinh tế cung tiến. Một điều đặc biệt nữa là Quầy hàng tự giác nằm ở bên phải khu đền. Quầy hàng không có người bán, không người trông coi, khách đến mua tự lấy hàng và bỏ tiền vào một hòm gỗ ngay bên cạnh theo giá niêm yết.

Hằng năm, vào ngày rằm, đầu tháng, và nhiều ngày lễ lớn, người dân địa phương và nhân dân trong cả nước lại du lịch thành phố Vinh, về đây, thắp nén hương, cảm tạ công ơn người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cũng như hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ nhất thành phố bên núi Hồng, sông Lam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét