1. Khu du lịch núi Quyết, đền thờ Quang Trung- du lịch thành phố Vinh
Khu du lịch núi Quyết có diện tích gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm nhiều tiểu khu: khách sạn nhà nghỉ ở phía tây nam, nhìn ra bờ sông Lam là các khách sạn nhà nghỉ theo kiểu biệt thự mini và làng văn hoá dân tộc; tiểu khu vui chơi giải trí gồm bể bơi, cầu trượt nước, thuỷ cung, nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phim, khu cắm trại, sân bãi thể thao, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông Lam nối hai vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh; tiểu khu dịch vụ gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đỗ xe…; tiểu khu di tích thành cổ, nhà bia…Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Quyết |
Năm 1998, là năm kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh, thành phố đã hoàn thành hệ thống đường bao quanh núi dài 5km, kỳ đài trên đỉnh núi và nhà bia dẫn tích. Núi Quyết vốn có thế "long ly quy phượng" nhưng thật sự có vị trí nổi bật khi Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô. Phượng Hoàng Trung Đô được xây ở khoảng giữa núi Quyết và núi Kỳ Lân (rú Mèo), nay còn dấu tích của thành hình tam giác. Đó là thành nội, chu vi 1.680m giữa có lầu rồng ba tầng. Thành ngoại cấu tạo hình thang, chu vi 2.820m. Từ trên thành có thể nhìn thấy sông Lam, sông Vĩnh Doanh và kênh nhà Lê uốn lượn giữa cánh đồng Hưng Nguyên, Nam Đàn trải rộng. Hướng về phía đông có thể dõi về hòn Ngư, hòn Mát, cận kề với tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân bát cảnh). Từ chân núi Quyết, du khách có thể đi thuyền xuôi sông Lam đến bãi chim Hưng Hoà, len lỏi trong rừng nguyên sinh hoặc ngược dòng sông La, con sông của niềm thương nỗi nhớ để đến với Hương Sơn, Đức Thọ…
2. Quảng trường thành phố Vinh
Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ là một công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2000 và khánh thành vào ngày 18/5/2013 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 123 ngày sinh của Người.Quảng trường thành phố Vinh là điểm du lịch được nhiều du khách và người dân địa phương ghé thăm rất nhiều |
Từ ngày khánh thành đến nay đã trở thành điểm tham quan của đông đảo nhân dân và khách du lịch thập phương. Mỗi năm ước tính có trên 500.000 lượt khách du lịch đến tham quan quảng trường, chưa kể hàng triệu lượt người Vinh và phụ cận tối tối tới quảng trường vui chơi thư giãn.
Quảng trường là điểm nhấn, là nét đẹp hài hòa với không gian, kiến trúc của quê hương xứ Nghệ. Tổng khuôn viên Quảng trường rộng gần 12ha, trong đó có các hạng mục chính: Lễ đài chính là nơi dặt tượng đài Bác Hồ, đường Hành lễ, sân Hành lễ, sân Bán nguyệt, còn phía sau tượng đài Bác Hồ là ngọn núi Chung mô phỏng.
3. Thành cổ Vinh
Thành cổ Vinh, còn gọi là thành cổ Nghệ An, thuộc địa phận thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 vào đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được nâng cấp, xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu.
Thành Vinh được xây dựng nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong nên thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế mà sớm thành trung tâm chống đối các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An.
Thành cổ Vinh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất xứ Nghệ |
4. Đền Hồng Sơn- điểm du lịch nổi bật ở thành phố Vinh.
Đền Hồng Sơn, còn gọi là miếu Quan Phu Tử (Võ Miếu), thuộc phường Hồng Sơn, thành phố Vinh (Nghệ An), được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), thờ Quan Vân Trường. Ngôi đền đang xuống cấp, hư hỏng rất nặng, cần được tu bổ, tôn tạo kịp thời.Nguyên xưa, đền là nơi thờ Quan Vân Trường, một vị tướng tài ba, trung nghĩa thời Tam Quốc, có công giúp Lưu Bị dựng nên đế nghiệp, lập ra nhà Thục. Sau khi mất, ông được nhân dân nhiều nước tôn làm bậc Thánh nhân và lập đền thờ ghi nhớ công lao.
Đền được xây dựng trên diện tích 6.500m2, gồm các hạng mục Thượng điện, Trung điện, Hạ điện, nhà Hậu hiền, tả vu, hữu vu, gác chuông, gác trống.... Tại đây còn lưu giữ được hệ thống cổ vật có giá trị như tượng, bia đá, khánh đá, chuông đồng, sắc phong và nhiều đồ tế khí khác có giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc.
Đền Hồng Sơn vào mùa lễ hội được nhều du khách thập phương về tham quan. |
Thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đền bị hư hỏng nặng. Sau đó hợp tử một số đền, chùa trong vùng tập trung về đây, vì thế hiện nay đền Hồng Sơn phối thờ nhiều nhân vật như Chư Phật, Quốc tổ Vua Hùng, Thờ Trần Hưng Đạo, Tam Tòa Thánh Mẫu, Quan Hoàng Mười, Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu...
Lễ hội đền Hồng Sơn diễn ra vào nhiều ngày lễ lớn như 3/3 giỗ Đức Thánh Mẫu, 10/3 giỗ Tổ Hùng Vương, 24/6 giỗ Quan Thánh Đế Quân, 20/8 giỗ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, vào các ngày 01, 15 hàng tháng, đặc biệt là ngày Rằm tháng Bảy, người dân về đây rất đông để dâng hương cầu tài, cầu lộc.
5. Chùa Diệc Cổ Tùng Lâm
Chùa Diệc còn gọi là Diệc Cổ Tùng Lâm, hay Diệc Cổ Tự. Chùa Diệc được khởi dựng từ cuối thời Trần. Tên chùa được mượn ý trong kinh Phật, “diệc bộ diệc xu” nghĩa là cùng bước theo cùng chạy theo. Tương truyền thì tên chùa gắn liền với tích đàn chim diệc do trời phái xuống làm mưa, tưới mát đồng ruộng, ao chuôm, giúp người dân thoát khỏi cảnh hạn hán. Vì thế chùa được đặt tên là chùa Diệc. Từ xa xưa, chùa vốn là trung tâm tu học, tâm linh tín ngưỡng bậc nhất TP.Vinh. Ngôi chùa gắn với bao biến thiên của lịch sử, với bao nhiêu sự kiện trọng đại của vùng đất này. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa được trùng tu xây dựng nhiều lần, từng là trung tâm văn hóa tín ngưỡng quan trọng ở xứ Nghệ, nhưng nay chỉ còn cổng tam quan và hai bia đá phủ đầy rêu phong theo mưa nắng thời gian.Một số hoạt động tại chùa Diệc Cổ |
Năm 1950, chùa Diệc là trụ sở hành chính của Hội Phật giáo Liên hiệp Liên khu IV. Dưới thời Pháp thuộc, chùa Diệc từng là điểm liên lạc bí mật cùa nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đội Cung… Tại ngôi chùa này đã diễn ra lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh và tìm thấy bản gốc Văn Chiêu hồn của thi hào Nguyễn Du vào năm 1926.
Ngày nay, chùa là nơi lễ phật của các tín đồ phật giáo trong khu vực thành phố Vinh.
6. Sông Lam
Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏđổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La... Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnhđẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: " Lam Giang", "Thanh Long Giang", "Lam Thuỷ"... đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.Cảnh đẹp dòng sông Lam |
Ngoài ra,du lịch thành phố Vinh các bạn còn có thể lượn lờ thành vinh ngắm đường phố lúc lên đàn, ngồi quán cà phê, trà đá để cảm nhân nét thú vị thành phố hay lê la quán xa, thưởng thức các món ăn ngon. Các bạn có thể tham khảo vé máy bay đi Vinh để có chuyến du lịch đầy thú vị hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét